Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Xây 3 tuyến đường huyết mạch, tạo động lực thu hút đầu tư
♦ Long An vươn lên trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI trong quý I, với 13 dự án cấp mới và tổng vốn đăng ký gần 3,2 tỷ USD.
♦ Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết địa phương sẽ xây dựng 3 tuyến đường giao thông huyết mạch, chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng để tạo động lực thu hút đầu tư trong thời gian tới.
♦ Trong số 3 dự án trọng điểm có tuyến đường QLN2, đóng vai trò trục mới của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với điểm đầu tại huyện Củ Chi (TP HCM) đi xuyên qua vùng Đồng Tháp Mười (Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp). Được biết đây là tuyến đường đi ngang qua Sân Golf West Lakes & Villas - DT822.
Long An vừa vươn lên dẫn đầu cả nước về thu hút FDI trong quý I với dự án nhà máy điện LNG Long An I và II tại khu dịch vụ công nghiệp Đông Nam Á, thuộc cảng quốc tế Long An với tổng vốn đầu tư hơn 3,1 tỷ USD. Trao đổi với Người Đồng Hành, ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết địa phương sẽ xây dựng 3 tuyến đường giao thông huyết mạch, chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng để tạo động lực thu hút đầu tư.
- Thủ tục hành chính và hạ tầng được xem là nút thắt trong thu hút đầu tư nói chung tại nhiều địa phương, Long An xử lý vấn đề này như thế nào?
• Trước tiên, thông điệp phát triển, thu hút đầu tư của Long An là địa phương cần nhà đầu tư thay vì nhà đầu tư cần Long An. Vì vậy, chính quyền tỉnh luôn nỗ lực tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt nhất, đưa ra những cơ chế, chính sách có lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư những vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quy định về trình tự, thủ tục và ưu đãi đầu tư.
• Việc thu hút đầu tư do UBND tỉnh trực tiếp thực hiện. Mỗi vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp đều do người đứng đầu địa phương trực tiếp đối thoại, tháo gỡ.
Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An
Nhờ vậy, quý I vừa qua, Long An đã vươn lên trở thành địa phương dẫn đầu về thu hút FDI với 13 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư gần 3,2 tỷ USD, trong đó, dự án nhà máy điện LNG Long An I và II tại khu dịch vụ công nghiệp Đông Nam Á, thuộc cảng quốc tế Long An có tổng vốn đầu tư 3,11 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư và doanh nghiệp đã ghi nhận và đánh giá môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Long An đã có nhiều chuyển biến tích cực. Minh chứng là chúng tôi đã trở thành địa phương có năng lực cạnh tranh cấp tỉnh top 3 cả nước trong năm vừa qua, tăng 5 bậc so với 2019.
Về hạ tầng, Long An chuẩn bị đầu tư 3 dự án giao thông huyết mạch kết nối giữa địa phương với TP HCM, đồng bằng sông Cửu Long và giữa các vùng kinh tế trên địa bàn với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng, được thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.
- Cụ thể, 3 dự án đó như thế nào?
• Một là đầu tư trục động lực kết nối TP HCM - Long An - Tiền Giang. Dự án bắt đầu từ sông Cần Giuộc, ranh giới giữa tỉnh Long An và TP HCM (Km 0), thuộc xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc. Điểm cuối là cầu Bình Cách, ranh giới giữa tỉnh Long An và Tiền Giang (Km 34+500). Tuyến đường là loại đường phố chính đô thị, có tốc độ thiết kế 80 km/h và quy mô 10 làn xe, rộng 100 m. Dự án phù hợp với định hướng phát triển mạng lưới giao thông, kinh tế, xã hội không chỉ của Long An mà cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dự án đang được tỉnh xin ý kiến và chủ trương đầu tư từ Chính phủ.
• Tiếp theo là việc mở rộng, nâng cấp tuyến QLN2 đoạn đi qua địa bàn tỉnh. Tuyến QLN2 đóng vai trò trục mới của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với điểm đầu tại huyện Củ Chi (TP HCM) đi xuyên qua vùng Đồng Tháp Mười (Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp). Dự án đang ráo riết chuẩn bị thủ tục giải phóng mặt bằng và dự kiến sẽ thực hiện trong năm nay. Được biết đây là tuyến đường đi ngang qua Sân Golf West Lakes & Villas - DT822.
Một dự án giao thông kết nối TP HCM với Long An
• Dự án thứ 3 nằm trong ưu tiên đầu tư của Long An giai đoạn 2021-2025 đó là trục kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với nhau và cảng quốc tế Long An, tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa thay vì vẫn còn rời rạc, thiếu kết nối như hiện nay.
- Định hướng và chủ trương đã rõ, bước ngay sau đây, Long An sẽ làm gì, thưa ông?
• Trước tiên Long An sẽ củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, bởi trong hoat động thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, yếu tố con người vẫn là tiên quyết. Nhân sự có tốt thì công việc mới hiệu quả.
• Thứ hai là thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch chung Long An đến 2030 và tầm nhìn đến 2045, trong đó lấy công nghiệp làm động lực, dịch vụ logistics, đô thị sinh thái, đô thị thông minh là chủ đạo, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là quan trọng. Đây là tiền tề để Long An phát triển trong thời gian tới.
Trong quá trình lập quy hoạch, Long An cân đối và tính toán đảm bảo sự hài hòa giữa các lĩnh vực trong quá trình phát triển. Dự kiến, quy hoạch sẽ được hoàn thành trong năm nay.
• Ngoài ra, Long An còn tiếp tục theo đuổi việc cải cách thủ tục hành chính, bởi trong 10 chỉ số thành phần về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số gia nhập thị trường của địa phương vẫn còn nhiều dư địa để cải cách. Chúng tôi quan niệm rằng một dự án sau khi đã được cấp chủ trương đầu tư thì công việc của cơ quan nhà nước vẫn chưa xong, bởi sau đó doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương phải có cách làm tổng thể để hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất, đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, khi ấy mới được tính là hiệu quả.
Đức Quý
Nguồn https://ndh.vn/